http://my.opera.com/Doryfish/blog/2009/09/11/thi-truong-con-gau-thi
Đặc trưng
1. Cung và cầu chứng khoán: trong một thị trường con bò tót, cầu chứng khoán cao hơn cung. Nói một cách khác, nhiều NĐT muốn mua, trong khi rất ít người muốn bán. Kết quả là giá CP tăng. Trong khi đó, ở thị trường con gấu, sẽ có nhiều người muốn bán hơn là muốn mua. Cầu thấp đáng kể so với cung và tất yếu dẫn đến giá CP giảm.
2. Tâm lý NĐT: Trong thị trường con bò tót, hầu hết NĐT cảm thấy hứng thú với thị trường, họ sẵn sàng tham gia vào thị trường với hy vọng sẽ thu được lợi nhuận. Ngược lại, trong một thị trường con gấu, tâm lý NĐT là tiêu cực, khiến họ tháo chạy khỏi thị trường và điều này đôi khi lại đẩy thị trường trượt dốc mạnh hơn.
3. Sự thay đổi trong hoạt động kinh tế: Một thị trường con gấu thường liên quan đến một nền kinh tế yếu kém, khi hầu hết DN không có lợi nhuận cao. Tất nhiên, sự sụt giảm lợi nhuận này sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến cách thức thị trường định giá các CP. Còn trong một thị trường con bò tót, điều ngược lại sẽ xảy ra
NĐT nên làm gì ?
Trong thị trường con bò tót, điều lý tưởng NĐT nên làm là tận dụng việc giá tăng lên để mua vào ngay từ đầu thời kỳ và bán ra khi giá các CP họ nắm giữ đang lên đến đỉnh (việc xác định chính xác khi nào là đáy và khi nào là đỉnh là điều không thể). Vì nhìn chung, NĐT có xu hướng tin tưởng rằng thị trường đang tăng, họ sẽ có nhiều khả năng thu được lợi nhuận hơn và khi giá đang tăng, bất kỳ một khoản thua lỗ nào cũng trở thành nhỏ bé và mang tính tạm thời.
Trong một thị trường con gấu, nguy cơ thua lỗ cao hơn bởi giá cả không ngừng giảm đi và thật khó để xác định đâu là điểm dừng cuối cùng. Thậm chí,kể cả khi NĐT kiên nhẫn chờ đến lúc giá tăng, nhiều khả năng vẫn phải chịu một khoản thua lỗ nhất định trước khi thị trường đổi chiều. Vì thế, khả năng thu lời trong thời kỳ này chủ yếu nằm ở các hình thức đầu tư an toàn hơn như các loại trái phiếu hoặc các tài sản khác. Việc phân chia tỷ lệ nguồn vốn của bạn vào CP, trái phiếu, tiền mặt và các loại tài sản khác chính là gốc rễ của việc đa dạng hóa đầu tư. Cách thức phân chia như thế nào phụ thuộc vào khả năng chấp nhận rủi ro, mục tiêu và thời gian đầu tư… NĐT cũng có thể chuyển hướng sang các CP “phòng thủ” – những CP chịu tác động rất nhỏ từ sự thay đổi xu hướng trên thị trường và nhờ đó khá ổn định, bất kể nền kinh tế đang thoái trào hay bùng nổ. Tuy nhiên, thị trường con gấu lại có thể đem đến cho NĐT những cơ hội tuyệt vời. Đối với NĐT giá trị, thị trường con gấu là cơ hội mua vào hiếm có, bởi CP của các công ty tốt bị đánh tụt xuống ngang hàng với các công ty khác và rơi xuống mức giá rất hấp dẫn.
Lưu ý:
Yếu tố cốt lõi quyết định một thị trường là con gấu hay con bò tót là xu hướng trong dài hạn, chứ không phải những phản ứng tức thời của thị trường trước một sự kiện cụ thể. Những biến động nhỏ chỉ phản ánh các xu hướng ngắn hạn hoặc các phiên điều chỉnh và nhìn chung, về dài hạn thị trường luôn có xu hướng vận động theo chiều hướng tích cực.
Các thuật ngữ này bắt nguồn từ đâu ?
Thật ra không có thông tin chính xác về nguồn gốc của các thuật ngữ này, nhưng dưới đây là hai giả thuyết phổ biến nhất:
1. Các thị trường con gấu và con bò được đặt tên theo cách mà các con vật này tấn công các nạn nhân của chúng. Cách tấn công đặc trưng của một con bò tót là nó giương sừng lên cao, trong khi một con gấu, sẽ đánh mạnh bộ vuốt xuống nạn nhân của nó. Hơn thế nữa, trước kia gấu và bò tót thường được đưa vào các đấu trường và cho đến bây giờ, chúng vẫn được biết đến với danh hiệu là những đối thủ rất hung dữ.
2. Về mặt lịch sử, những người môi giới trung gian trong việc mua bán da gấu sẽ bán những bộ da mà họ chưa từng nhận được, và theo ngôn ngữ bây giờ, họ chính là các short-seller (những người kinh doanh thu lời nhờ vào việc giá chứng khoán giảm). Sau khi đã thỏa thuận, cam kết xong xuôi với các khách hàng về các bộ da gấu đã được trả giá trước, những nhà môi giới này sẽ hi vọng giá mua vào da gấu từ các thợ săn trong tương lai gần sẽ giảm xuống thấp hơn giá hiện tại. Nếu sự giảm giá đó thật sự xảy ra, họ sẽ có thêm được một khoản lợi nhuận cá nhân từ khoảng chênh lệch giữa hai mức giá. Những người môi giới trung gian này được biết đến với cái tên “bear” (con gấu), rút gọn của “bearskin jobber” (người đầu cơ da gấu). Và kể từ đó thuật ngữ này được dùng rộng rãi để chỉ một ai đó mong muốn hay kì vọng thị trường sẽ đi xuống.
Làm thế nào để đo lường sự thay đổi của thị trường ?
Yếu tố cốt lõi quyết định một thị trường là con gấu hay con bò tót là xu hướng trong dài hạn, chứ không phải những phản ứng tức thời của thị trường trước một sự kiện cụ thể. Những biến động nhỏ chỉ phản ánh các xu hướng ngắn hạn hoặc các phiên điều chỉnh. Độ dài của khoảng thời gian bạn quan sát thị trường sẽ quyết định liệu bạn có đang được nhìn thấy một thị truờng con gấu hay một thị trường con bò hay không.
Ví dụ như, hai tuần qua chứng kiến thị trường có xu hướng đi lên “con bò” trong khi suốt hai năm qua, người ta chỉ thấy thị trường đều đặn đi xuống “con gấu”. Do đó, hầu hết mọi người đều đồng ý rằng một sự đảo chiều của thị trường cần phải được đo lường một cách chắc chắn thông qua mức độ thay đổi: Nếu các chỉ số thay đổi ít nhất từ 15 đến 20% thì các nhà đầu tư có thể chắc chắn rằng thị trường vừa chuyển sang một hướng đi mới. Nếu xu hướng mới này cứ tiếp diễn, điều đó là vì giới đầu tư đã lãnh hội được sự thay đổi trong cả thị trường chứng khoán cũng như nền kinh tế và vì thế đưa ra quyết định các tương ứng.
Không phải tất cả các hướng vận động kéo dài trên thị trường đều trở thành một con bò hay một con gấu. Đôi khi thị trường sẽ phải trải qua một thời kì đình trệ nhất định khi nó đang cố gắng tìm ra hướng đi. Trong trường hợp này, một chuỗi những vận động lên lên rồi xuống xuống…sẽ bù đắp cho mọi thua lỗ cũng như san phẳng mọi lợi nhuận có được trong xu hướng “phẳng” đó.
Điều phải làm ?
Trong một thị trường con bò, điều lí tưởng mà một nhà đầu tư nên làm là tận dụng việc giá tăng lên để mua vào ngay từ đầu thời kì và bán ra khi giá các cổ phiếu họ đang nắm giữ lên đến đỉnh (Tất nhiên, việc xác định chính xác khi nào là đáy và khi nào là đỉnh là điều không thể). Vì nhìn chung, các nhà đầu tư có xu hướng tin tưởng rằng thị trường đang tăng, họ sẽ có nhiều khả năng thu được lợi nhuận hơn trong thị trường con bò. Khi giá đang tăng, bất kì một khoản thua lỗ nào cũng trở thành nhỏ bé và mang tính tạm thời. Trong thị trường con bò, một nhà đầu tư có thể tự tin và chủ động đầu tư vào nhiều cổ phiếu hơn với khả năng sinh lời tăng cao.
Tuy nhiên, trong một thị trường con gấu, nguy cơ thua lỗ là cao hơn bởi giá cả không ngừng giảm đi và thông thường điểm dừng cuối cùng của sự trượt dốc đó không bao giờ nằm trong tầm mắt. Thậm chí kể cả khi bạn quyết định đầu tư và kiên nhẫn chờ đến lúc giá tăng, nhiều khả năng bạn vẫn phải chịu một khoản thua lỗ nhất định trước khi gió đổi chiều. Vì thế, khả năng thu lời trong thời kì này chủ yếu nằm ở các hình thức đầu tư an toàn hơn như các loại trái phiếu. Một nhà đầu tư cũng có chuyển hướng sang các cổ phiếu “phòng thủ” – những cổ phiếu chịu tác động rất nhỏ từ sự thay đổi xu hướng trên thị trường và nhờ đó khá ổn định bất kể nền kinh tế đang thoái trào hay bùng nổ. Đó là cổ phiếu của các ngành như dịch vụ công cộng – do Nhà nước sở hữu và điều hành, hay ngành cung cấp các sản phẩm thiết yếu – những thứ mọi người luôn có nhu cầu cho dù điều kiện kinh tế có thay đổi thế nào.
Kết luận
Không bao giờ và không thể nào dự đoán được các xu hướng của thị trường, vì thế nên các nhà đầu tư chỉ nên xuất vốn khi biết được chất lượng của các khoản đầu tư đó. Tuy nhiên, cùng lúc đó, bạn vẫn nên có hiểu biểt nhất định về các xu hướng dài hạn của thị trường. Bởi dù thị trường là con gấu hay con bò thì điều đó đều có ảnh hưởng rất lớn đối với các khoản đầu tư của bạn, hãy dành một khoảng thời gian hợp lý để tự xác định thị trường đang làm gì khi bạn chuẩn bị đưa ra một quyết định đầu tư. Còn một điểm đáng nhớ, nhìn chung về mặt dài hạn thị trường luôn có xu hướng vận động theo chiều hướng tích cực
Bulltrap và Beartrap
Bulltrap là hiện tượng ‘Bẫy tăng giá’ : là một tín hiệu sai từ thị trường khi đang trên đà sụt giảm chứng khoán hay chỉ số chứng khoán đó nhưng bất ngờ có dấu hiệu của một phiên tăng hay một đợt tăng nhỏ khiến NĐT cho rằng tình thế đó sẽ đảo ngược và tăng trở lại. Trên thực tế thì đà sụt giảm chứng khoán (chỉ số ck) vẫn tiếp tục.
Bulltrap thường là nguyên nhân khiến nhiều NĐT lầm tưởng thị trường có dấu hiệu phục hồi và bắt đầu mua vào. Tuy nhiên, ck hay chỉ số ck vẫn tiếp tục sụt giảm sau những tín hiệu sai lệch khiến họ mắc kẹt vào cái bẫy tăng giá đó.
Beartrap là hiện tượng ‘Bẫy giảm giá’ : là một tín hiệu sai cho thấy có một phiên giảm hay một đợt giảm nhỏ khi chứng khoán hay chỉ số ck đang trên đà tăng. Dấu hiệu này thường xuất hiện khi thị trường con gấu đảo ngược. Dấu hiệu beartrap khiến những NĐT bán khống tin rằng thị trường sẽ sụt giảm. Tuy nhiên, thị trường vẫn tiếp tục tăng khiến những NĐT đã bán khống đã mắc vào bẫy Beartrap và kết thúc lệnh bằng việc mua lại cp với giá cao hơn.